Đăng nhập Đăng ký

An cư lạc nghiệp.

An cư lạc nghiệp có lẽ là mơ ước cả đời của mỗi người. Tích lũy được một khoản tài chính để có một ngôi nhà và ổn định sự nghiệp không phải là điều mà ai cũng có thể làm được trong thời gian ngắn. Nhưng đừng vội từ bỏ ước mơ vì “Thành công sẽ đến với những ai kiên trì và nhẫn nại. Bạn phải làm từng bước, từng bước một, không có thành công nào đến ngay lập tức khi bạn muốn có nó”

Bài viết liên quan

Nên chọn an cư hay lạc nghiệp trước?

Bằng – tên cậu em tôi quen nhiều năm, nay đã mua được nhà là tin mừng được loan truyền đi “nhanh như điện xẹt” khi người thân, bạn bè thấy được tấm hình chụp khoe căn bếp mới vừa được gia chủ đăng lên Facebook. Khỏi phải nói, sự hào hứng ngập tràn như thế nào của anh chàng khi ở độ tuổi 38 đã mua được nhà. Nhưng để cho tới chuyện thì niềm vui đó vẫn chưa là gì khi đem quan niệm an cư trước hay lập nghiệp ra mà bàn thảo. Là một người con của Phú Yên, vốn có bản chất thông minh, lanh lợi lại được nuôi nấng, giáo dục trong một gia đình nề nếp, bố mẹ đều có công việc tốt tại địa phương nên sau khi cầm trong tay tấm bằng đại học, Bằng quyết định sẽ ở lại lập nghiệp tại mảnh đất Sài Gòn phố thị này với khát khao làm giàu cháy bỏng.

Sẵn tính lanh từ bé, không mấy khó khăn để Bằng kiếm được một công việc có vị trí khá tốt với mức lương trên 10 triệu đồng/tháng. Xét cho cùng thì tại đất Sài thành này, đồng lương khoảng hơn chục triệu này tuy không cao nhưng vẫn ở mức trung bình, đủ sức khiến anh chàng sống khỏe. Tuy vậy, dù mới chỉ sống cuộc đời độc thân được nhiều người ví von là được tiêu xài thoải mái song vô vàn khoản cần phải chi như tiền thuê phòng trọ, tiền điện nước, tiền xăng xe, quà biếu… nhanh chóng làm Bằng “nhẵn túi”.


AN CƯ - LẠC NGHIỆP Nên Chọn cái nào trước
Thậm chí, nhiều lúc hết tiền, anh chàng trẻ tuổi này lại lại phải quay sang nhờ sự trợ giúp từ bạn bè, anh em đồng nghiệp là chuyện bình thường. Sở dĩ tôi chi li ra cho tường như vậy là để nói rằng trước ngưỡng 30, nếu không may mắn có gia đình hậu thuẫn, không có một công việc tốt, lại không thành đạt sớm mà chỉ sống đơn thuần bằng đồng lương nghề thì giấc mơ Mua nhà, mua xe hơi của các bạn trẻ vẫn còn xa vời vợi.

Vì thương con, xót cái cảnh cả nhà mỗi lần sum họp trong Sài Gòn lại chịu cảnh chật chội, không thoải mái trong căn phòng trọ chật chội nên thôi, má Bằng “bấm bụng” rút hẳn khoản tiết kiệm 200 triệu đồng đưa cậu con trai lo đi đặt cọc mua căn hộ. Về phần Bằng, bỗng đâu rơi xuống khoản tiền lớn cả trăm triệu nên sung sướng trước đã mua nhà thì để… tính sau vậy.

Bẵng qua một thời gian, nhà đâu chẳng thấy mà số tiền lại chẳng cánh mà bay nhanh đến chóng mặt, Bằng mới tâm sự với tôi: “Khoản tiền má đưa để mua nhà, em lỡ tiêu hết rồi chị ơi. Vốn tính là hùn tiền mở quán cafe với bạn nhưng ngờ đâu mọi chuyện vỡ lỡ, anh em bất hòa nên quán dẹp tiệm luôn, vốn liếng góp vô giờ cũng mất trắng”. Xót ruột, tôi hỏi: “Em hùn hết số tiền má đưa mua nhà à?”.

Cúi mặt trả lời tôi, Bằng nói: “Chỉ một phần thôi số còn lại ngoài để thằng bạn mượn khoản tầm chục chai, chi tiêu cá nhân lặt vặt còn đâu chắc em đi… tán gái hết rồi. Bay hết 200 triệu nên mỗi lần về thăm nhà em chỉ ậm ờ cho qua chứ không dám ở lại lâu, chỉ vài ba ngày là viện cớ công việc để trốn đi luôn. Má mà biết em tiêu xài hết cả trăm triệu chắc mất ăn mất ngủ luôn chị ơi”.

Làm gì có chuyện con cái giấu cha mẹ được lâu, chỉ một thời gian ngắn sau đó, người mẹ nhạy cảm đã nhanh chóng biết chuyện quý tử nhà mình đã tiêu bén hết khoản tiền đã đưa để đặt mua căn hộ chung cư. Cạch luôn đến già, thế là từ đó về sau bà cũng không còn nhắc đến việc mua nhà Sài Gòn cho cậu trai của mình nữa.

Một vài năm sau đó, Bằng lấy vợ, bà xã anh chàng là một nhân viên ngân hàng nên hầu như các khoản lương, thưởng đều bị quản chặt chẽ trong tài khoản ngân hàng nơi cô vợ này đang công tác. Thế là tạm biệt những chuỗi ngày ăn chơi, tụ tập bạn bè, để có thêm tiền chi tiêu cá nhân, Bằng chỉ còn cách làm thêm thật nhiều vậy nên ai cũng nói anh chàng đã biết chí thú làm ăn hơn sau khi lập gia đình. Tiền bạc thoải mái hơn trước, lại chăm lo làm việc nên chằng mấy đó mà Bằng báo hai vợ chồng đã dọn về căn hộ mới mua ở quận 2. Sắp tới, còn mua sắm thêm đồ dùng nội thất, trang trí cho tổ ấm thêm khang trang.

Dĩ nhiên câu nói “an cư lạc nghiệp” ai cũng biết và ai chẳng muốn song để làm được thì lại chẳng hề đơn giản, thậm chí có bạn trẻ còn nói vui là “khó quá bỏ qua”. Có được căn nhà của riêng mình, vừa thoải mái, riêng tư vừa không phải mất tiền thuê trọ hàng tháng lại có thêm động lực “cày” mà mua đồ dùng trong nhà rõ là “sướng”. Tuy nhiên, nếu có được một công việc thoải mái, thuận lợi, vui vẻ hay còn gọi là lạc nghiệp thì dù phải đi thuê nhà, mất tiền mỗi tháng thì vẫn sống vui, sống tốt chứ có làm sao đâu.

Song, tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta hẵn áp dụng bởi đi thuê nhà cũng có cái dở, cái hạn chế của nó ví như tính tình chủ nhà, sự hòa hợp với bạn chung phòng, an ninh khu trọ, giá thuê… và ti tỉ vấn đề khác luôn làm đau đầu không ít người. Tóm lại là khá phức tạp!

Như vậy, mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách áp dụng hay quyết định an cư trước hay lạc nghiệp trước song nếu mua được nhà trước thì quá tốt. Nhưng, nếu muốn được vậy thì theo như cách nói của giới trẻ hiện nay thì nhà bạn “phải có điều kiện” trước cái đã.





Chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Rate Plus
Giấy CNKD số: 0105887981
Ngày cấp: 16/05/2012
Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Người đại diện: Ông Đặng Duy Bảo
LIÊN HỆ
Điện thoại: 024 71 060606
Email: info@rateplus.vn
Trụ sở chính: Tầng 6A tòa nhà Central Point - số 219 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội