Hỏng thi.
Hỏng thi không phải là thảm họa, cũng không phải do mình… dốt. Việc thi trượt nếu được phân tích theo nghĩa tích cực sẽ là một kinh nghiệm vào đời rất bổ ích để chúng ta nhận lại chân giá trị của mình, để tìm cách "bày keo khác" trên cơ sở "thua keo này". Thi trượt có thể làm mình buồn nhưng đó lại là một thử thách bản lĩnh, ý chí của mỗi người chúng ta.
Con cảm thấy mệt mỏi lắm mẹ ạ. Con biết con không bằng con người ta, con người ta học giỏi, con người ta thi đỗ cấp 3. Còn con, con biết con là nỗi nhục của mẹ.
Khi biết con trượt, mẹ chẳng những không an ủi, động viên mà lại đối xử với con như tội đồ. Mà cũng phải, cái tội của con là thi không đỗ, không làm hài lòng mẹ...
Mẹ luôn đánh mắng con dù là những điều nhỏ nhặt như con nấu cơm chưa ngon, thậm chí con xem tivi cũng bị mắng chửi... nguyên nhân đều do "mày thi trượt". Có lẽ do con thi trượt nên con không được làm điều con muốn, không có tiếng nói trong gia đình.
Mẹ ạ, con cũng đâu muốn thi trượt đâu. Con cũng buồn lắm chứ, tại sao mẹ lại đối xử với con như vậy?
Hôm nay con luộc rau mà quên không nhặt rau. Mẹ chỉ đánh chửi con. Con biết nên con cũng chỉ im lặng chịu đựng, bởi vì con thi không đỗ"...
Con ước được trở lại ngày xưa... Con ước con không bị ghẻ lạnh như vậy...
![]() |